Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Nhận định về bài giảng của linh mục tổng đại diện Giáo phận Vinh QUAN NIỆM VỀ GIÁO HỘI


Có rất nhiều định nghĩa về Giáo Hội, tất nhiên cũng có nhiều quan niệm về Giáo Hội.
Tuy nhiên có 2 quan niệm chính

I.              Quan niệm Giáo hội đich thực
Giáo hội là một ĐẠI GIA ĐÌNH nơi đó bao gồm Chúa là Cha, Đức Giêsu là Anh Cả và toàn thể nhân loại là anh em với nhau, cũng là đàn em đông đúc của Đức Giêsu Tất cả chúng ta đều là con cái một Cha trên trời. Tất cả đều yêu thương và kết hiệp nên một với nhau trong Thánh Thần.
Tất nhiên, quan niệm này không có mục đích phủ nhận phẩm trật, nhưng thực sự thiết tha mong đợi mỗi người phát huy những gì Thánh Thần ban tặng để phục vụ nhau trong tinh thần hiệp thông.
7 Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.
8
Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để
giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày.
9
Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin ; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để
chữa bệnh.
10
Người thì được ơn
làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri ; kẻ thì được ơn phân định thần khí ; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.
11 Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người.
Trong một giáo xứ, cha quản xứ không thể làm được gì nếu Hội đồng giáo xứ và các hội đoàn phản đối hoặc bất hợp tác, vì thế cần phải có sự cộng tác của các thành phần dân Chúa. Mỗi người đều có quyền đóng góp ý kiến và cùng nhau thực hiện Mỗi người một việc thì mọi việc mới có hy vọng gặt hái được kết quả tốt đẹp cả về tâm linh lẫn trần thế

II. Quan niệm Giáo hội theo Cơ cấu phẩm trật
Trong một bài giảng của một tiến sĩ tổng đại diện linh mục Giáo phận Vinh đã khởi đi từ nền tảng: “một cái dấu hiệu yêu Chúa Giêsu thánh thể là yêu Giáo hội”.
Mới nghe có vẻ hợp lý
Hệ luận tiếp theo nghe rất buồn cười: “Tôi không yêu Giáo hội mà tôi yêu Thánh Thể là nói láo, nói không thật”.
Vậy giáo hội theo vị tiến sĩ này là gì?
Vị tiến sĩ này khẳng định một cách ngon lành với những hình ảnh rất gần gũi mang dậm nét thi ca theo kiểu: “Quê hương là chùm khế ngọt cho em trèo hái mỗi ngày… Quê hương là con diều biếc…!!!!” Quê hương này chỉ dành cho tuổi thơ. Nó mang mùi thi ca hơn thực tế .
Vị tiến sĩ nói một hơi như giáo viên đang giảng văn:
Giáo hội là nhà thờ quen thuộc,
Giáo Hội là nhà xứ thân yêu, là chuỗi hạt ban chiều, là câu kinh buổi sáng.
Và những định nghĩa đầy thi hứng dạt dào
Giáo hội là những bữa lễ tưng bừng về hoa nến, trống chiêng, với nét mặt ngoan ngùy của các con chiên đến quỳ trước Chúa.
Giáo hội là niềm vui khi nghe chuông reo trên tháp, là nỗi buồn dìu dịu khi nghe cung ngắm mùa thương.
Bỗng nhiên chuyển tông sang mùi tu sĩ để chuẩn bị cho kết luận tiềm ẩn phía sau
Giáo hội là tất cả các cái trường giáo lý, các tu sỹ, các tu viện, các chủng viện với ngàn vạn chủng sinh, ngàn vạn tu sỹ nam nữ-những người quyết từ bỏ cuộc đời vì ngưỡng mộ lý tưởng tu hành cao đẹp
Sau khi vòng vo tam quốc, vị tiến sĩ mới nói huỵch toẹt thâm ý của mình
Giáo hội là vị cha xứ ở gần, là cha hạt ở xa hơn một tý, là Đức giám Mục ở xa hơn nữa, là các tổng giám mục, các hồng y và đứng đầu bây giờ là Đức Giáo Hoàng Bênêđichtô thứ mười sáu.
Yêu Giáo hội là tôi yêu Đức thánh Cha, còn cha xứ bỏ đó là không được.
Đây mới chính là mục tiêu của vị tiến sĩ: Yêu Giáo hội là yêu Đức thánh cha, các Giám mục và đặc biệt là các linh mục ngay trong xứ đạo.
Không biết nhà tiến sĩ học được ở đâu kiểu định nghĩa kinh hoàng này!!!
Tại sao ta lại yêu Giáo hội?
Tiến sĩ trả lời rất có tính thuyết phục
Giáo Hội chúng ta là thánh.
Nhưng thật đáng tiếc, suốt phần giảng còn lại không thấy vị tiến sĩ này minh chứng Giáo Hội thánh ở chỗ nào. Vị tiến sĩ chỉ xoay quanh chủ đề
Yêu Giáo hội trước hết là yêu linh mục.
Định nghĩa này chúng tôi mới nghe lần đầu. Thế thì tôi càng yêu mến linh mục , chứng tỏ tôi càng yêu Giáo Hội, mà tôi càng yêu Giáo Hội, tôi có thể vỗ ngực lớn tiếng tuyên bố rằng: “Tôi chắc chắn yêu mến thánh thể!!!!!” Suy ra các bà veronica  có gi cũng dành dụm để biếu linh mục, nhà có gì ngon đều đem dâng cho các ngài. Kết luận các bà này yêu mến Thánh Thể nhiều lắm!!!Một kiểu tam đoạn luận hình thức mới nghe có vẻ rất hữu lý .. nhưng rõ ràng là sai từ căn bản. Bản chất của Giáo hội đâu phải là linh mục mà chính là tình yêu hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tại sao lại yêu mến linh mục?
Vị tiến sĩ cho rằng:  Linh mục làm mọi thứ cho giáo dân. Vì thế, không được hơi động một tí là làm đơn kiện. Hơn nữa, linh mục như dân chi phụ mẫu, giáo dân phải tôn kính. Hễ có chuyện bất hòa xảy ra không cần biết lỗi của ai, giáo dân là phận làm con nên có bổn phận nói lời xin lỗi trước. Không lẽ linh mục phận làm cha mà phải nói lời xin lỗi trước sao??? Vô lý quá phải không??!!
Nếu cha mẹ có lỗi, con cái tới tuổi lập gia đinh, linh mục quản xứ không ký, treo đó..cho tới khi nào cha mẹ nói lời xin lỗi mới chịu..
Nhưng khổ nỗi, trong khi đó, giáo dân lại thấy mình chẳng làm gì nên tội!!
Đúng là lối nhìn của một vị khanh tướng, của một vị “dân chi phụ mẫu”. Có một cha già cố (đã về với Chúa) ở giáo xứ Bến Hải đã tuyên bố: “Cụ đây luôn luôn phải, mà ngay cả khi cụ sai, thì cũng là sai đúng”!
Tóm lại muốn yêu Giáo hội phải yêu linh mục và kính trọng như cha mẹ đẻ của mình. Phải thành thật, phải có bổn phận xin lỗi trước dù mình không có lỗi. Phần linh mục với tư cách như cha mẹ thì không phải xin lỗi giáo dân.

LOẠI TRỪ
Phần cuối bài giảng, vị tiến sĩ giải quyết mâu thuẫn theo kiểu hăm dọa:
Mà không ưng nữa thì ra đạo, mời ra đạo, có cô thì chợ vẫn đông, không cô thì chợ vẫn đồng mọi khi.
Không hiểu tới đây thì Giáo hội được hiểu như thế nào. Chúng tôi có cảm tưởng Giáo hội của tiến sĩ này giống như một hội sinh hoạt nơi đó người ta tổ chức hết lễ nghi này tới lễ nghi khác. Ai không thích thì mời ra đạo, ra khỏi Giáo Hội. Nói là mời cho có vẻ lịch sự nhưng rõ ràng đây là loại trừ những thành phần không làm theo ý linh mục quản xứ. mà ý linh mục quản xứ luôn được hiểu ngầm là chính ý Chúa.
Trong khi Giám mục Bùi Tuần đã lên tiếng cảnh cáo Linh mục qua bàì: Linh mục với những chủ quan: Nguy hiểm đầu tiên đó là linh mục thường nghĩ quá tốt về mình. Giám mục Bùi Tuần còn nhấn mạnh thêm: Không gì nguy hiểm cho bằng chủ quan nghĩ rằng: tư tưởng của mình là tư tưởng của Chúa.
Một tư tưởng gây tranh cãi trong nhiều năm ngay trong các nhà thần học: "Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ" ("extra ecclesiam nula salus"). Vị tiến sĩ ngầm hăm dọa rằng: “Các người mà ra đạo thì mất linh hồn nghe con”.
Đối với một người Công Giáo bình thường, hình phạt bị loại trừ ra khỏi nhà thờ - một hình thức của “Vạ tuyệt thông” Tại đây là một nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất. Vửa bị các người khác xa lánh như con chiên ghẻ, vừa sợ bị mất linh hồn đời đời.

Ngày xưa, Giáo Hội Công giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài giáo hội thì không có ơn cứu độ”(san Cipriano). Quan niệm này đã bị hiểu cách méo mó và cũng đã tồn tại trong Giáo hội rất lâu hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vatican II mới cho ta một cái nhìn quân bình và mới mẽ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo hội.
Trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do thái và Hồi giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo hội.
Cái nhìn này có nền tảng Kinh thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
(Lm. Phêrô Nguyễn Hương trích từ trang Web http://www.giaophanvinh.net)

Tân Giám mục Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng lấy khẩu hiệu: “Hiệp thông và Phục vụ” để làm kim chỉ nam cho Ơn gọi Giám mục của mình..trong khi ngài tiến sĩ tổng đại diện Linh mục này nói rằng: “mà phải nghe dân chơ đâu phải làm khổ dân”..nhưng tôi chắc chắn ngài chẳng điều tra gì cả, chỉ nghe một chiều và lập tức đưa ra những hăm dọa, cảnh cáo công khai cả cá nhân lẫn cộng đoàn mà không cần biết câu chuyện thực sự ra sao, phải trái ra sao.. Cũng phải thôi, giáo dân cùng lắm cũng chỉ là thảo dân – một loại cỏ rác ven đường: có cô thì chợ vẫn đông, không cô thì chợ vẫn đồng mọi khi. Vị tiến này ứng xử y như quan phụ mẫu chi dân – mà là loại quan còn tê hại hơn mẫu quan Bao Thanh Thiên. Chính người viết này ngày xưa cũng từng là nạn nhân của một quyết định một chiều, không cần điều tra, không cần xét hỏi, chỉ cần nghe linh mục quản xứ; thế là lập tức có ngay một phán quyết loại trừ, không cần biết nạn nhân có bị oan hay không!!!
Sau khi tim cách loại trừ “các tội nhân”, thêm vào đó, để dằn mặt những tên nào thấy chứơng tai gai mắt mà chống đối, vị tổng đại diện linh mục giáo phận cảnh cáo nghiêm khắc như sau:
Nếu như mà còn lộn xộn nữa a, tôi đề nghị... tức là bỏ trống xứ 10 năm, đi thì đi không đi thì thôi...Ninh Cường là giáo xứ không phải là mới có....
Thực là y như Phát Xít Đức ngày xưa, một tên trốn tù, cả phòng sẽ bị bỏ đói cho đến chết!!! Linh mục ở miền quê quả là đầy quyền uy: bảo sao phải nghe vậy, phán sao phải chịu vậy..vâng lời tối mặt ..khỏi ý kiến ý cò!!!!
Chỉ vì hòan cảnh gia đình, ông Dần khó có thể đồng ý dâng tặng nhà xứ một mét đất chạy dọc theo chiều dài nhà thờ mà bị phán xử như là một tội đại nghịch, phạm thượng, rối đạo, phỉ báng Chúa!! Kinh khủng quá!! Khổng thể tưởng tưởng nổi!!!

Kết luận
Qua bài giảng này chúng ta có thể rút được những kết luận sau:
1. Lý luận ngược đời:
“Một cái dấu hiệu yêu Chúa Giêsu thánh thể là yêu Giáo hội”.
Lẽ ra phải nói; Trước hết hãy yêu mến Thánh thể, rồi từ nguồn tình yêu vô biên của Chúa, chúng ta sẽ dễ dàng yêu thương nhau một cách chân thành vô vị lợi. Không những yêu linh mục, yêu Giáo Hội (hiểu theo nghĩa hẹp là các đấng các bậc) mà còn yêu thương mọi người trong tình anh chị em con một Cha trên trời.
2. Giáo hội thành một tập đoàn khủng bố với vũ khí cự kỳ lợi hại:“vạ tuyệt thông”
Rõ ràng là qua bài giàng này, khuôn mặt Giáo hội biến thành đằng đằng sát khí.
Thay vì trình bày giáo hội như một gia đình đầy tình thương mến. Trên dưới phục vụ lẫn nhau với tinh thần hiệp thông, trong tình con yêu dấu của Chúa. Vị tiến sĩ lại trình bày Giáo hội như một tầng lớp giáo sĩ đầy uy quyền và đầy ưu thế, linh mục tổng đại diện đã dạy giáo dân phải yêu mến linh mục vì như thế mới được công nhận là yêu mến Thánh thể!!!
Nếu có tranh chấp giữa linh mục quản xứ, lập tức cha xứ, cha quản hạt, cha tổng đại diện kết thành một khối theo kiểu: “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” Đám thảo dân thấp hèn biết kêu ai bây giờ. Muốn gặp trực tiếp giám mục còn khó hơn lên trời!!! Cuối cùng đành phải chấp  nhận tình trạng: “con kiến kiện củ khoai”. Nếu tìm cách gặp Gáim mục thì bị kết tôi là vượt cấp trong khi linh mục quản xứ biết tỏng tòng tong rằng mình chắc chắn sẽ được che chở dưới ô dù cùa cha quản hạt và cha tổng đại diện vốn là thầy của mình dưới mái trường Đại chủng viện. Thầy sao không bênh trò cho được. Hơn nữa thời còn làm thầy, linh mục quản xứ hiền lành vâng phục dễ bảo và rất mực ngoan ngoãn!!!
Nếu không coi linh mục như cha mẹ, nếu không vâng lời, nếu chống đối linh mục thì lập tức sẽ bị trù dập te tua và thê thảm với lệnh “vạ tuyệt thông”(Xem tại đây) và “bỏ đói” 10 năm cả giáo xứ - không còn được lãnh nhận Thánh Thể!!
Lý do: Ai bảo không yêu mến linh mục, chứng tỏ không yêu mến Thánh thể, như vậy bỏ đói Thánh Thể cho bọn thảo dân cỏ rác biết thế nào là lễ độ!!!
Rõ ràng là Giáo Hội lúc này đã thực sự biến thành một tập đoàn khủng bố.
3. Giáo hội phản bội Tin Mừng
Với quan niệm: “Mà không ưng nữa thì ra đạo, mời ra đạo, có cô thì chợ vẫn đông, không cô thì chợ vẫn đồng mọi khi”,(Xem tại đây) vị linh mục tổng đại diện đã vẽ nên bộ mặt cau có, khó tính khó nết, bất cần đời của Giáo hội mang đầy nét phản bội Tin Mừng, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh yêu thương của người cha nhân lành cứ mỗi buổi chiều ra đứng trước cổng ngóng chờ người con hoang đàng trở về. Một hôm:“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.” (Lc 15:20)
Đó là một vài nhận định của Tamlinhvaodoi về quan niệm của vị tiến sĩ tổng đại diện linh mục Giáo phận Vinh, mong các vị cao minh chỉ giáo.
Xin chân thành cảm ơn.
Tamlinhvaodoi

1 nhận xét: