Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

“TẾT NGUYÊN ĐÁN”
“Nguyên đán” là một từ gốc Hán, được du nhập vào tiếng Việt từ khá lâu, trong các bộ từ điển từ đầu thế kỷ 20 đã thấy có từ nầy. “Nguyên đán” theo tiếng Hán hiện đại có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm mới”. “Nguyên” có nghĩa là “khởi thủy”, là “thứ nhất”, là “đầu tiên”. “Nguyên nguyệt” chỉ tháng đầu tiên của một năm, tức là tháng Giêng. “Nguyên niên” vốn được dùng để chỉ năm lên ngôi của các đế vương và quân chủ Trung Quốc, Việt Nam xưa, trong “Công Dương truyện, Ẩn Công nguyên niên” có câu: “Nguyên niên giả hà? Quân chi thủy niên dã”. (Tạm dịch: “Nguyên niên” có nghĩa là gì vậy? Là năm đầu tiên của vua vậy). Về sau, năm vua đổi niên hiệu đầu tiên cũng được gọi là “Nguyên niên”. Như niên hiệu năm thứ nhất của Hán Vũ đế Lưu Triệt là Kiến Nguyên, 7 năm sau Kiến Nguyên lại đổi niên hiệu thành Nguyên Quang, năm đổi niện hệu này chính là “nguyên nên” của Nguyên Quang. Còn “đán” có nghĩa là “ngày”,đặc biệt là chỉ ngày đầu tiên theo lịch đời Hạ. “Nam Tề thư, Lễ chí thượng” có câu: “Tần nhân dĩ thập nguyệt đán thị tuế thủ” (Tạm dịch: Người nhà Tần lấy ngày mùng 1 tháng 1 dùng làm ngày mở đầu cho năm). Như vậy “nguyên đán” có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm”. Một trong những lần xuất hiện đầu tiên của từ “nguyên đán” trong tiếng Hán là ở bài “chính nguyệt” trong “Mộng lương lục” quyển 1 của Ngô Tự Mục đời Tống: “Chính nguyệt sóc nhật, vị chi nguyên đán, tục hô vi tân niên” (Ngày mùng 1 tháng Giêng được gọi là Nguyên đán, tục gọi là năm mới).
Trong tiếng Hán xưa, cùng nghĩa với tiếng Hán còn có từ “nguyên nhật”, “nguyên nhật” có nghĩa là “ngày đầu tiên của tháng Giêng”.
Theo TRUNG THUẦN
Chữ "Tết" do chữ "Tiết" () mà thành.[3] Hai chữ "Nguyên đán" () có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và"đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".[3]

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

TÔI LÀM LINH MỤC




Một sáng sớm mùa Đông Canada, tuyết vẫn còn phủ trắng, cao đến mắt cá chân trên các lối đi. Bà Catherine, bà bếp Cha Sở bước chầm chậm và cẩn thận quay về nhà xứ sau Thánh Lễ ban sáng. Vừa đặt chân trên bậc thềm nhà xứ, thấy tôi đang quét tuyết, bà vui vẻ chào tôi và bảo :” Peter, mang cây chổi quét tuyết tới đây!” Tôi tươi cười tiến tới gần bà với cây chổi quét tuyết đu đưa trên tay, chưa đón ra ý bà muốn nhờ tôi chuyện gì. Bà Catherine tự nhiên kéo váy đầm cao lên một chút và chìa đôi giày bám đầy tuyết, thản nhiên bảo tôi: “Lấy chổi phủi dùm tuyết bám giày, để tôi đi vào không làm dơ thảm nhà xứ!”

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

KHI DÂNG LỄ CẦU CHO AI THÌ LINH MỤC CÓ CẦN RAO TÊN NGƯỜI ĐÓ KHÔNG ?




Xin cha giải thích vài thắc mắc sau đây :
1. Có người xin lễ cầu cho thân nhân qua đời, nhưng trong lễ không thấy linh mục dâng lễ nói gì đến tên của linh hồn kia, như vậy có được không?
2. Tại sao linh mục đọc tên người xin lễ cho người này mà không rao tên người khác, hay vì người ta bỏ nhiều tiền thì được rao còn ít tiền thì không ?
3. Có nơi người ta nói rõ là nếu dâng cúng bao nhiêu tiền cho việc xây cất nhà thờ thì khi chết, sẽ được cha xứ  tiễn đưa ra tận nghĩa trang và dâng 3 thánh lễ để cầu nguyện cho. Như vậy lợi ích thiêng liêng của việc này như thế nào ?

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Công dụng chữa bệnh ung thư từ quả Sung

Quả sung được sử dụng như một phương thuốc điều trị chứng rối loạn tình dục, táo bón, viêm phế quản và hen suyễn…

Bài thuốc thần kỳ từ cọng đu đủ và cây chó đẻ

Ông Nguyễn Tấn Thọ (địa chỉ 552/10B, KP.Tân Long, P.Tân Đông Hiệp, TX. Dĩ An, Bình Dương) đã thoát chết kì diệu nhờ cây đu đủ. Ông Thọ tâm sự, phải những ai đã trải qua và đối mặt với giây phút sinh tử mới thấu hiểu nỗi hoảng loạn tuyệt vọng khi cận kề cái chết.