Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Chia sẻ đầu năm...


ĐẦU NĂM CHIA SẺ CÂU HỎI CỦA BẠN:
ĐI TU CÓ ĐƯỢC VỀ NHÀ ĂN TẾT KHÔNG ?

1.
Tết dân tộc, tết quê hương.
Đó là những ngày linh thiêng nhất trong cuộc đời của những con dân nước Việt, từ khi có trí khôn cho đến khi về già đều không thể quên được ngày Tết dân tộc, tết quê hương của mình. Bởi vì chính ngày tết là ngày gợi lên rất nhiều tình cảm thân thương giữa con người với nhau: trong năm giận dỗi nhau, tết đến là xí xóa tất cả; trong năm cải vả chát chúa thậm chí không muốn nhìn mặt nhau, nhưng tết đến là lại làm hòa vui vẻ...

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Bài thơ với 8 cách đọc

Bài thơ dưới đây rất thú vị. Có 8 cách đọc. Chỉ có tiếng Việt mới phong phú như vậy.
DSC_0205[1].jpg
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

XƯNG TỘI[1]


     Giáo dân phàn nàn về cha xứ của mình:
-         “Khi giáo dân đi xưng tội, cha xứ hỏi ở đâu, hối nhân nói ở xứ H.Đ, thì cha xứ không giải tội nữa và bắt về quê H.Đ mà xưng tội...”
Đúng là cha xứ “hành” giáo dân hơn cả hộ tịch phường xã...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 


[1] Giáo luật điều 991 dạy rằng: “Mọi Ki-tô hữu có trọn quyền xưng tội với cha giải tội nào đã được chuẩn nhận cách hợp thức mà mình thích, mặc dầu vị ấy thuộc một lễ điển khác”.

THAN THẦM


     Giáo dân rất nhiệt thành với nhà Chúa, nhưng cha sở thì quá độc tài nhỏ nhen, vì sợ giáo dân hiểu biết giáo lý, phụng vụ của Giáo Hội như mình, nên ngài giấu nhẹm tất cả những gì liên quan đến giáo dân mà tòa giám mục muốn thông báo cho giáo dân biết.

     Giáo dân nói với nhau: lúc nào thì giám mục đổi ổng đi xứ khác nhỉ ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

THÂN NHO CHỊU CÙM



Triều đại nhà Tùy ở quận Hợp Gian, Lưu trác và cháu là Lưu Huyễn, đều có Nho học.
Có một lần, chú cháu cùng phạm pháp và bị giam cầm, quan huyện sứ không biết hai người là nho sinh yếu ớt, nên bắt hai người mang cái cùm rất là nặng.
Lưu Trác nói:

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

LỜI GIÁO HUẤN (2)

Linh mục nghĩa phụ dạy bảo nghĩa tử của mình:
- “Khi con làm cha sở thì đừng vì giáo dân khen mình mà đến nhà họ ăn cơm khi họ mời; giáo dân nào hay góp ý cho con thì con đừng nghi kỵ và xa tránh họ, bởi vì người khen con là người sẽ chống đối con dữ dội nhất khi con không làm theo ý họ”.
Lời khuyên rất chí lý và thực tế vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

SIỂM ĐẠO NỊNH PHẬT

Có hai người họ Khích thờ đạo giáo, hai người họ Hà tin theo đạo Phật, đều đem đồ ăn đến cúng tế trước tượng thần mà mình tin theo.

Tạ Trung lang nhìn thấy như vậy thì cười, nói:

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

LINH MỤC, ĐỨC KITÔ THỨ HAI ( ALTER CHRISTUS) , PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?

Bienluu: "Ai có tai nghe thì hãy nghe".Tuy nhiên, lâu nay chúng ta vẫn thường nghe: "Nước đổ..., Đàn bầu gẩy..." 
Trong phạm vi bài viết  này, tôi không muốn đề cập nhiều đến những lý thuyết hay nền tảng thần học cũng như giáo lý của Giáo Hôi về vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội, vì thiết nghĩ các linh mục và rất nhiều giáo dân ngày nay đều biết rõ.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

LINH MỤC CÔNG GIÁO LÀM CÔNG TÁC MỤC VỤ NHƯ MỤC SƯ TIN LÀNH

ỦNG HỘ HÀNG GIÁO PHẨM – NÂNG CAO DÂN TRÍ CỦA GIÁO DÂN – XÓA TAN KHOẢNG CÁCH GIỮA HÀNG GIÁO PHẨM, GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN.

LINH MỤC CÔNG GIÁO LÀM CÔNG TÁC MỤC VỤ
NHƯ MỤC SƯ TIN LÀNH

Ai đã đọc những tờ báo, tạp chí Công giáo từ những năm 1945 và những năm gần đây trên trang mạng Thi Ca Cầu Nguyện, có thể thấy xuất hiện đều đặn tên THẾ KIÊN DOMINIC, một nhà thơ lão thành, chuyên sang tác những bài thơ dựa theo Kinh Thánh, Giáo Huấn Giáo Hội và đặc biệt chăm chút thể thơ Đường luật.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

LỜI GIÁO HUẤN (1)

 
 

Cha sở dạy bảo thầy giúp xứ cũng là nghĩa tử của mình:

-         “Sau này làm linh mục thì con nên nhớ: giáo dân thời nay phần nhiều là trí thức, có học hành, nếu không vì đức tin thì họ không đến nhà thờ để khiêm tốn ngồi nghe các linh mục giảng dạy, chịu đựng sự kiêu ngạo và hách dịch của một số linh mục, cho nên con cần phải đối xử nhã nhặn và khiêm tốn với giáo dân”.

-         “Con phải cầu nguyện luôn, thiếu vắng cầu nguyện thì con sẽ xa cách Thiên Chúa, và chắc chắn sẽ cau có, kiêu ngạo và không hòa nhã với mọi người”.

-         “Con cần phải đọc sách báo nhiều để không bị lạc hậu và trí tuệ con cũng không bị cùn”.
 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Bài học về sự nóng giận

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. 

Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”



Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.



Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Xuân 2014

SÁU MƯƠI SÁU CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG THIỀN NGỮ THẾ GIỚI

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.