Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

THÁNG CỦ MẬT LÀ GÌ?


Đã từ lâu cứ đến gần Tết, vào tháng Chạp, người ta lại bảo nhau: “Tháng này là ‘tháng củ mật’ đấy, phải cẩn thận!”. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, vào tháng giáp Tết, rất hay xảy ra trộm cắp, nên lúc nào cũng cần phải xem xét, giữ gìn đồ đạc vật dụng cho cẩn thận.
Tháng chạp còn gọi là tháng củ mật là từ để chỉ tháng thứ mười hai (12) trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba (13) trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới (new moon) kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Ở Việt Nam đó là GMT+7. Tháng chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp.
Xưa kia các cụ gọi tháng chạp là “tháng củ mật” bởi tháng ấy nhiều trộm cắp, mọi người, nhất là các tuần đinh (ngày nay là công an, trật tự) phải củ soát cẩn mật.
Từ “củ mật” trong “tháng củ mật” mới đầu, chắc ai cũng nghĩ từ này là từ thuần Việt. Đó chỉ là cảm tính, vì nếu thử đố một ai đó giải thích xem tại sao lại gọi là “củ mật” thì chắc là bị “bí”.
Từ “củ mật” thực ra là được rút gọn từ “củ soát cẩn mật”, đây cũng lại là cách nói được tạo ra từ những từ gốc Hán. Trong tiếng Hán củ có nghĩa: 1.cái khuôn; 2. khuôn phép; Viết: 矩; Số nét: 10 Loại: Cả hai; Viết: 榘 Số nét: 14; Loại: Phồn thể. “củ” có nghĩa là xem xét, kiểm tra theo khuôn phép. Còn “soát”, theo đúng âm tiếng Hán là “sát”, có nghĩa: xem kỹ; Viết: 察; Số nét: 14; Loại: Cả hai; Viết: 詧; Số nét: 13; Loại: Phồn thể. Sát có nghĩa là xem xét kỹ. “Củ sát” theo tiếng Hán có nghĩa là “kiểm tra, xem xét kỹ việc thực hiện theo khuôn phép”. Từ “củ sát” được du nhập vào tiếng Việt từ lâu với âm đọc “củ soát”. Ngày nay trong tiếng Việt, “củ soát” thuộc về lớp từ cổ, không còn được dùng rộng rãi. Ngoài nghĩa nêu trên, nó còn có nghĩa là “xem xét cẩn thận để xem có đúng hay không”, như “củ soát văn bản” để xem có lỗi hay không. “Củ soát lễ vật” trước khi cúng xem cón thiếu những gì…
Cách nói rút gọn “củ soát cẩn mật” thành “củ mật” cũng tương tự như các kiểu rút gọn “chỉnh đốn huấn luyện” thành “chỉnh huấn”, “giao thông liên lạc” thành “giao liên”,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét