Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

“TẾT NGUYÊN ĐÁN”
“Nguyên đán” là một từ gốc Hán, được du nhập vào tiếng Việt từ khá lâu, trong các bộ từ điển từ đầu thế kỷ 20 đã thấy có từ nầy. “Nguyên đán” theo tiếng Hán hiện đại có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm mới”. “Nguyên” có nghĩa là “khởi thủy”, là “thứ nhất”, là “đầu tiên”. “Nguyên nguyệt” chỉ tháng đầu tiên của một năm, tức là tháng Giêng. “Nguyên niên” vốn được dùng để chỉ năm lên ngôi của các đế vương và quân chủ Trung Quốc, Việt Nam xưa, trong “Công Dương truyện, Ẩn Công nguyên niên” có câu: “Nguyên niên giả hà? Quân chi thủy niên dã”. (Tạm dịch: “Nguyên niên” có nghĩa là gì vậy? Là năm đầu tiên của vua vậy). Về sau, năm vua đổi niên hiệu đầu tiên cũng được gọi là “Nguyên niên”. Như niên hiệu năm thứ nhất của Hán Vũ đế Lưu Triệt là Kiến Nguyên, 7 năm sau Kiến Nguyên lại đổi niên hiệu thành Nguyên Quang, năm đổi niện hệu này chính là “nguyên nên” của Nguyên Quang. Còn “đán” có nghĩa là “ngày”,đặc biệt là chỉ ngày đầu tiên theo lịch đời Hạ. “Nam Tề thư, Lễ chí thượng” có câu: “Tần nhân dĩ thập nguyệt đán thị tuế thủ” (Tạm dịch: Người nhà Tần lấy ngày mùng 1 tháng 1 dùng làm ngày mở đầu cho năm). Như vậy “nguyên đán” có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm”. Một trong những lần xuất hiện đầu tiên của từ “nguyên đán” trong tiếng Hán là ở bài “chính nguyệt” trong “Mộng lương lục” quyển 1 của Ngô Tự Mục đời Tống: “Chính nguyệt sóc nhật, vị chi nguyên đán, tục hô vi tân niên” (Ngày mùng 1 tháng Giêng được gọi là Nguyên đán, tục gọi là năm mới).
Trong tiếng Hán xưa, cùng nghĩa với tiếng Hán còn có từ “nguyên nhật”, “nguyên nhật” có nghĩa là “ngày đầu tiên của tháng Giêng”.
Theo TRUNG THUẦN
Chữ "Tết" do chữ "Tiết" () mà thành.[3] Hai chữ "Nguyên đán" () có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và"đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".[3]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét