Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Thập tự chinh


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jerusalem năm 1099
Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh. Quân thập tự đến từ khắpTây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch không liên tục giữa năm 1095và 1291. Các chiến dịch tương tự ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục vào thế kỷ 15. Các cuộc Thập Tự Chinh được chiến đấu chủ yếu giữa người Công giáo La Mã chống lại người Hồi giáo và các tín hữu Kitô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương trong Byzantium, với các chiến dịch nhỏ hơn tiến hành chống lại người Slav ngoại giáo, Baltsngoại giáo, Mông Cổ, và người Kitô giáo ngoại đạo [1]. Chính Thống giáo Đông phương cũng tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Hồi giáo trong một số cuộc Thập Tự Chinh. Thập tự chinh được thề và đã được cấp một ơn toàn xá bởi Đức Giáo hoàng [1][2].

Các cuộc Thập Tự Chinh ban đầu có mục tiêu thu hồi lại Giêrusalem và Đất Thánh khỏi ách thống trị của Hồi giáo và các chiến dịch của họ đã được xuất phát từ lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo đế chế Byzantineđể được sự giúp đỡ nhằm chống lại sự mở rộng của người Thổ Seljuk theo đạo Hồi tới Anatolia. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả các chiến dịch đương thời và sau đó được thực hiện ở thế kỷ 16 ở vùng lãnh thổ bên ngoài Levant [3], thường là để chống lại ngoại giáo, và nhân dân bị khai trừ giáo tịch [4], cho một hỗn hợp của các lí do tôn giáo, kinh tế, và chính trị [5]. Sự kình địch giữa các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo đã dẫn liên minh giữa các phe phái tôn giáo chống lại đối thủ của họ, chẳng hạn như liên minh Kitô giáo với Vương quốc Hồi giáo của Rûm trong cuộc Thập Tự Chinh thứ năm.
Các cuộc Thập Tự Chinh đã có một số thành công tạm thời, nhưng quân Thập tự cuối cùng bị buộc phải rời khỏi Đất Thánh. Tuy nhiên các cuộc Thập Tự Chinh đều tác động từ chính trị, kinh tế và xã hội sâu rộng ở châu Âu. Bởi vì các cuộc xung đột nội bộ giữa các vương quốc Thiên chúa giáo và quyền lực chính trị, một số cuộc thám hiểm thập tự chinh đã chuyển hướng từ mục tiêu ban đầu của họ, chẳng hạn như cuộc Thập Tự Chinh thứ tư, dẫn đến sự chia cắt củaConstantinopolis Thiên chúa giáo và sự phân vùng của đế chế Byzantine giữa Venice và quân Thập tự. Cuộc Thập tự chinh thứ sáu là cuộc thập tự chinh đầu tiên xuất phát mà không có sự cho phép chính thức của Đức Giáo hoàng [6]. Các cuộcThập Tự Chinh thứ bảythứ tám và thứ chín đã dẫn đến kết quả là chiến thắng của Mamluk và triều đại Hafsid, như cuộc Thập Tự Chinh thứ chín đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc Thập Tự Chinh ở Trung Đông [7].

Bối cảnh, nguyên nhân, động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng thế kỷ thứ 7, những người đứng đầu đạo Hồi tiến hành các cuộc trường chinh xâm chiếm các vùng đất mới. Từ năm660 đến năm 710, các giáo sĩ Hồi giáo đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở Bắc PhiThổ Nhĩ Kỳ. Đến năm 720, những kỵ binh Hồi giáo chiếm Tây Ban Nha rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ Pháp; từ năm 830 đến năm 976 Sicilia và miền nam Ýrơi vào tay người Hồi giáo. Lúc này, những đoàn hành hương của tín đồ Kitô giáo về các miền Đất Thánh mà trong đóPalestine là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 4 và đến thế kỷ 11 đã trở nên rất thịnh hành. Người Thổ SeljukHồi giáo không cố ý ngăn cản những đoàn hành hương nhưng họ thu rất nhiều loại thuế, phí gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng Kitô giáo[cần dẫn nguồn].
Cũng sang thế kỷ 11, Đế quốc Byzantine (Đế quốc Đông La Mã) chỉ còn lại một vài vùng đất ở châu Âu. Lúc này, nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía Tây đã hiện hữu đối với người Kitô giáo đặc biệt là sau khi quân đội Seljuk đánh bại quânByzantine trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả hoàng đế Romanus IV thì con đường tiến về Constantinopolis đã được khai thông. Suleyman, một thủ lĩnh người Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh của ông thậm chí còn định cư ngay tại Niacea, chỉ cách Constantinopolis vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở Tiểu Á, Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng không có kết quả. Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ Giáo hoàng và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự phân ly giữa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã xảy ra năm 1054. Ngày 27 tháng 11 năm 1095 tại Hội nghị giám mục, Giáo hoàng Urban II (tại vị 1088-1099) kêu gọi các hiệp sỹhoàng tử phương Tây và tín đồ Kitô giáo đến giúp đỡ tín hữu Kitô giáo phương Đông đồng thời giành lại những vùng Đất Thánh đã mất.
Mặc dù những cuộc thánh chiến mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơkinh tếchính trịxã hội:
  • Tôn giáo: việc thánh chiến để bảo vệ và lấy lại những vùng đất của người Kitô giáo được hậu thuẫn bởi thay đổi quan trọng trong phong trào cải cách Giáo hội đang diễn ra. Trước khi Giáo hoàng Urban II phát ra lời kêu gọi, quan niệm Chúa sẽ thưởng công cho những ai chiến đấu vì chính nghĩa đã rất thịnh hành. Công cuộc cải cách của Giáo hội đã dẫn đến một thay đổi quan trọng: chính nghĩa là không chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà phải là cố gắng chỉnh sửa chúng.[8]. Các đạo quân thập tự chinh là tiêu biểu cho tinh thần ấy trong giai đoạn Giáo hội đang cải tổ mạnh mẽ.
  • Kinh tế, chính trị: những cuộc thập tự chinh diễn ra trong thời kỳ mà dân số châu Âu phát triển mạnh mẽ và các học giả cho rằng trên khía cạnh này nó có động cơ tương tự như cuộc tấn công của người Đức vào phương Đông cũng như cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha[cần dẫn nguồn]. Những cuộc thập tự chinh nhằm mục đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây với các quốc gia Địa Trung Hải. Tuy nhiên thập tự chinh khác với những cuộc tấn công, xâm chiếm của người Đức và người Tây Ban Nha ở chỗ nó chủ yếu dành cho tầng lớp hiệp sỹ vànông dân du cư ở Palestine.
  • Xã hội: tầng lớp hiệp sỹ đặc biệt nhạy cảm với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số châu Âu trong giai đoạn này. Họ được đào tạo, huấn luyện để tiến hành chiến tranh và trong bối cảnh dân số phát triển mạnh mẽ, những cuộc xung đột để giành đất đai đã xảy ra. Giáo hoàng Urban II đã nói với các hiệp sỹ của nước Pháp như sau: "Đất đai mà các bạn cư ngụ thì quá hẹp đối với một dân số lớn; nó cũng không thừa của cải; và nó khó lòng cung cấp đủ thực phẩm cho những người trồng trọt trên nó. Đây là lý do vì sao các bạn phải tàn sát và tàn phá lẫn nhau."[8] Như vậy, họ được khuyến khích đi viễn chinh để giành đất và trên góc độ nào đó các cuộc thập tự chinh là phương tiện bạo lực nhằm rút bạo lực ra khỏi đời sống thời Trung Cổ.[9] cũng như đem lại lợi ích kép như lời Thánh Bernard thành Clairvaux đã nói: "Sự ra đi của họ làm cho dân chúng hạnh phúc, và sự đến của họ làm phấn khởi những người đang thúc giục họ giúp đỡ. Họ giúp cả hai nhóm, không những bảo vệ nhóm này mà còn không áp bức nhóm kia.".[9]

Các cuộc Thập tự chinh[sửa | sửa mã nguồn]

Về danh sách các cuộc thập tự chinh, chưa có sự thống nhất cao trên thế giới, danh sách này có thể lên đến 9 cuộc tùy quan điểm.

Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099)[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bao vây Antioch trong Thập tự chinh thứ nhất
Tháng 9 năm 1095Giáo hoàng Urban II đã có một bài thuyết giảng tạiClermont, miền nam nước Pháp kêu gọi giới quý tộc đảm nhiệm cuộc viễn chinh vào Đất Thánh. Lời kêu gọi này đã gây tác động đến mọi tầng lớp trong xã hộiphương Tây và dẫn đến một cuộc thập tự chinh mang tính đại chúng với sự tham gia đông đảo của nông dân và người nghèo ở miền bắc Pháp và châu thổsông Rhine cùng với một số hiệp sỹ và tu sỹ vào tháng 2 năm 1096, được lãnh đạo bởi một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Piere l'Ermite. Đội quân đông đảo nhưng trang bị thô sơ và không được tổ chức tốt này tấn công người Do Thái, từ Cologne (Đức) vượt qua BulgariaHungary rồi kéo đến Constantinople. Sau khi được hoàng đế Alexios I của Byzantine đưa qua eo Bosphorus, họ nhanh chóng bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đánh tan.
Ngay sau đó, một đội quân thực sự được tổ chức tốt do giới quý tộc lãnh đạo đã lên đường tiến hành cuộc thập tự chinh chính thức lần thứ nhất. Những chỉ huy gồm có: Robert xứ Normandy (con trai của William the Conqueror); Godfrey xứ Bouillon cùng hai anh trai là Baldwin xứ Boulogne và Robert xứ Flanders;Raymon IV xứ ToulouseBohemond I xứ AntiochTancred xứ Taranto,... Họ dẫn đầu 4 đạo quân theo nhiều hành trình đường bộ và đường biển đếnConstantinople năm 1096 và 1097 để từ đó tấn công nhà Seljuk ở Rum. Cuối tháng 4 năm 1097, đội quân thập tự chinh tiến vào lãnh thổ của người Seljukvà giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Dorylaeum[10] ngày 1 tháng 7 năm 1097. Chiến thắng có tính chất bước ngoặt của thập tự quân là việc đánh chiếm thành phố cảng Antioch[11] và đã giành được thắng lợi sau cuộc vây hãm kéo dài 8 tháng, mở thông đường tiến về Jerusalem. Ngày 7 tháng 6 năm 1099Thập tự quân tới Jerusalem và bắt đầu vây hãm thành phố. Ngày 15 tháng 7 năm 1099, thập tự quân đột kích chiếm Jerusalem và tàn sát các tín đồ Hồi giáoDo Thái giáocũng như cả Chính thống giáo Đông phương[12]. Trong khi đoàn quân chủ yếu tiến đến Antiochia và Jerusalem thì Baldwin xứ Boulogne tách đội quân của mình ra để chiếm Edessa[13], nơi ông thiết lập Công quốc thập tự quân đầu tiên ở phương Đông. Sau đó với sự giúp đỡ của hạm đội của Venice và Genoa, Thập tự quân chiếm được toàn bộ bờ Đông Địa Trung Hảivà thiết lập bá quốc Tripoli và 1 số tiểu quốc khác.
Kết quả của Thập tự chinh thứ nhất là đã lập ra một loạt những Công quốc Thập tự quânEdessaAntiochTripoli... và đặc biệt là Jerusalem trải rộng trên khắp vùng Cận Đông.

Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149)[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ hai
Năm 1144, việc quân Hồi giáo tái chiếm Edessa và uy hiếp Jerusalem đã dẫn đến cuộc thập tự chinh thứ hai do Bernard thành Clairvaux tích cực phát động. Đoàn thập tự chinh gồm hai đội quân, một do vua Louis VII của Pháp, một do vuaKonrad III (Hohenstaufen) của Đức chỉ huy lên đường chiếm Damascus (Syria) để tạo tiền đồn phòng thủ tốt hơn choJerusalem. Cuộc đột chiếm Damascus thất bại, thành phố này rơi vào tay vua Nur ad-Din Zangi, vị tiểu vương Hồi giáo đã dẫn quân đến cứu viện theo đề nghị của Damascus. Đội quân thập tự chinh phải rút về nước mà không giành được một thành quả nào ngoại trừ việc Thập tự quân Bắc Âu dừng lại ở Lisboa và cùng với người Bồ Đào Nha chiếm lại thành phố này từ người Hồi giáo.

Thập tự chinh thứ ba (1189 - 1192)[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ ba
Hình được cho là vẽ Richard tim Sư tử và Saladin
Sau khi Saladin chiếm được Ai Cập, trở thành Sultan ở đây và thống nhất các tín đồ Hồi giáoSyria bị đe dọa nghiêm trọng, lãnh thổ của người Kitô giáo có thể bị xâm lấn bất cứ lúc nào. Năm 1187Saladin đánh bại quân Thập tự và chiếm lạiJerusalem nên nguy cơ công quốc thập tự quân này bị xóa sổ đã hiện hữu. Trước tình hình đó, hoàng đế Friedrich I Barbarossa của đế quốc La Mã thần thánh, vua Philippe II Auguste của Pháp cùng vua Richard I tim Sư tử của Anh đồng loạt tiến quân về phương Đông, tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ ba. Ngày 10 tháng 6 năm 1190Friedrich I Barbarossa chết đuối khi đang vượt sông Saleph (nay là sông Goksu) ở xứTiểu ÁThổ Nhĩ Kỳ và hầu hết quân đội của ông quay trở về nước. Đội quân của Richard tim Sư tử và Philippe II Auguste đã vây hãm và chiếm được Acre[14], đây là thắng lợi quan trọng nhất của cuộc thập tự chinh này, nhưng do mâu thuẫn vốn có giữa 2 vương quốc nên Philippe II Auguste bỏ về nước để thực hiện các kế hoạch thiết thân hơn ở Tây Âu. Mặc dù vậy,thập tự chinh thứ ba kết thúc trong bế tắc, Richard phải kí hòa ước với Saladin vào ngày 2 tháng 9 năm 1192, theo đó lãnh thổ của công quốc Jerusalem vẫn nằm trong một phạm vi hẹp từ Acre đến Jaffa và việc người Kitô giáo hành hương được quyền viếng thăm Jerusalem trong 3 năm là kết quả của cuộc viễn chinh tốn kém này. Trên đường về nước năm 1192, con tàu của Richard tim Sư tử bị hỏng ở Aquileia (Ý), ngay trước Giáng Sinh năm ấy, ông bị Leopold V (Công tước Áo) bắt giữ rồi trao cho hoàng đế Heinrich VI (Đế quốc La Mã thần thánh)Richard tim Sư tử bị cầm tù cho đến 4 tháng 2 năm 1194 mới được giải phóng sau khi đã trả tiền chuộc.

Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204)[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ tư
Cuộc Thập tự chinh thứ tư bắt đầu năm 1202 do Giáo hoàng Innocent III phát động với mục tiêu chiếm Ai Cập để từ đó tấn công Jerusalem. Thế nhưng do thiếu nguồn lực tài chính nên những người chỉ huy thập tự quân đã thỏa thuận với Venezianhằm có được phương tiện và hậu cần đảm bảo cho cuộc hành quân sang Ai Cập, để đổi lại, người Venezia sẽ nhận một nửa đất chiếm được và Thập tự quân phải trả 85000 đồng mác bằng bạc [15]. Sau đó, Venezia đề nghị đội quân thập tự chinh đánh chiếm Zara, địch thủ thuơng nghiệp của Venezia [16], một thành phố cũng của người Kitô giáo. Bởi còn thiếu 34000 mác, thập tự quân đã tấn công và đánh chiếm Zara vào tháng 11 năm 1202. Kế tiếp, người Venezia lại thuyết phục thập tự quân tấn công Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine theo Chính thống giáo Đông phương. Thành phố vốn đang bị chia rẽ bởi mối bất hòa giữa các phe phái này nhanh chóng thất thủ ngày 12 tháng 4 năm 1204Mặc dù Giáo hoàng Innocent III cố gắng ngăn chặn các đạo quân thập tự, song chúng cũng cướp bóc và đốt cháy hết một phần thành phố[17]. Sau đó người Venezia và Thập tự quân phân chia đế quốc Byzantine thành các công quốc và thống trị cho đến năm1261. Cuộc Thập tự chinh chấm dứt mà Thập tự quân không tiếp tục tiến về Đất Thánh.

Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1219)[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ năm
Thập tự chinh thứ năm do Giáo hoàng Honorius III tổ chức, Thập tự quân năm 1217 gồm các đạo quân do Leopold VI (Công tước Áo) và András II của Hungary dẫn đầu, đến năm 1218, quân đội của Oliver thành Cologne và một đội quân hỗn hợp của vua Hà Lan Willem I cũng tham gia. Mục tiêu của Thập tự quân lần này là tấn công Ai Cập. Năm 1218John thành Brienne, vua Jerusalem bị thay thế. Năm 1219Thập tư quân công chiếm Damietta[18] và Giáo hoàng cử đại diện là Pelagius[19] thống lĩnh cuộc Thập tự chinh. Người Hồi giáo đã đề nghị đổi quyền kiểm soát giữa Damietta và Jerusalemnhưng Pelagius từ chối. Năm 1219Thập tự quân định tấn công Cairo nhưng không vượt qua được sông Nin đang trong mùa nước lũ và buộc phải rút lui do hậu cần không đảm bảo. Trên đường rút lui, những cuộc tấn công vào ban đêm của quân đội Hồi giáo đã gây nhiều thiệt hại cho Thập tự quân và Damietta bị tái chiếm.

Thập tự chinh thứ sáu (1228 - 1229)[20][sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ sáu
Đoàn quân do hoàng đế Friedrich II (Đế quốc La Mã thần thánh) đứng đầu tiến hành Thập tự chinh thứ sáu năm 1228nhưng nhanh chóng quay trở về và Friedrich II đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. Sau đó Friedrich II quay sang đàm phán, năm 1229 ông đạt được với người Hồi giáo một hiệp ước hòa bình trong mười năm, khôi phục lại quyền kiểm soátJerusalemNazareth và Bethlehem cùng với một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những người Kitô giáo. Trước sự chống đối của các giáo trưởng ở JerusalemFriedrich II (Đế quốc La Mã thần thánh) đã tự phong mình làm vua ở đây năm1229. Năm 1244Jerusalem thất thủ trước sự tấn công ồ ạt của lính đánh thuê Hồi giáo và người Kitô giáo chỉ trở lại kiểm soát được thành phố này vào năm 1917.

Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Jerusalem bị chiếm, vua Pháp Louis IX (Thánh Louis) đã chuẩn bị một cuộc Thập tự chinh vào năm 1247, mục tiêu lần này vẫn là Ai Cập. Mặc dù đội quân không được tổ chức tốt, năm 1248, ông vẫn chiếm được Damietta một cách dễ dàng và tiến quân về Cairo năm 1249. Tuy nhiên, Thập tự quân nhanh chóng bị quân Hồi giáo của Baybars I và Emir Fakr ed-Din đánh bại trong trận Mansoura[21] ngày 8 tháng 2 năm 1250Damietta lại rơi vào tay người Hồi giáo. Vua Louis IX của Pháp bị bắt làm tù binh và được thả sau khi đã trả tiền chuộc.

Thập tự chinh thứ tám (1270)[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thập tự chinh thứ tám
Chiếm Constantinoplenăm 1204
Các sự kiện Jaffa và Antioch bị người Hồi giáo chiếm lại đã dẫn đến cuộc Thập tự chinh do Vua Louis IX tiến hành. Cuộc viễn chinh lần này nhằm đến TunisiaThập tự quân tấn công Tunisnhưng ngày 25 tháng 8 năm 1270Louis IX chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch. Sau đó đội quân của Louis IX cùng với đoàn Thập tự quân do hoàng tử Anh Edward tiếp tục tiến hành cuộc Thập tự chinh nhưng không đạt kết quả nào. Cuộc tấn công Tunis ngừng lại còn hoàng tử Edward dẫn quân tới Acre. Những hoạt động của đội quân do hoàng tử Edward chỉ huy trong những năm 1271 - 1272 có tài liệu gọi là Thập tự chinh thứ chín, có tài liệu lại ghép vào cùng với Thập tự chinh thứ tám. Trong hai năm này, hoàng tử Edward cũng không đạt được kết quả nào đáng kể cho đến khi ông đình chiến và quay trở về Anh để kế thừa ngôi báu sau cái chết của nhà vua Henry III. Đây cũng là cuộc viễn chinh cuối cùng trong thời Trung Cổ của người Kitô giáo tới miền Đất Thánh. Năm 1289Tripoli bị người Hồi giáo chiếm và tới năm 1291, khi Acre cũng rơi vào tay họ thì giai đoạn của các cuộc Thập tự chinh thời trung cổ kết thúc.

Thập tự chinh thứ chín 1271–1272[sửa | sửa mã nguồn]

Thập tự chinh phía Bắc (Baltic và Đức)[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc thập tự chinh khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài những cuộc thập tự chinh tới miền Đất Thánh, một số hoạt động quân sự khác trong giai đoạn này cũng được gọi là Thập tự chinh như: chiến dịch quân sự chống lại giáo phái Albi ở vùng LanguedocPháp từ năm 1209 đến năm 1229; sự kiện thực hư lẫn lộn xảy ra năm 1212 khi hàng loạt trẻ em kéo tới Ý được gọi là Thập tự chinh của trẻ em; hay các hoạt động quân sự chống lại người Tarta, những cuộc hành binh đến Thụy Điển, vùng Balkan... cũng được coi là Thập tự chinh.

Các hiệp sỹ tham gia thập tự chinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất, các hiệp sỹ đã hình thành nên một tầng lớp mới, tầng lớp quân đội-tôn giáo. Những phẩm chất như sự cống hiến, kỷ luật và kinh nghiệm tu hành của họ được kết hợp vào mục đích quân sự của các cuộc thập tự chinh. Tầng lớp này cung cấp các đội bảo vệ vũ trang cho những đoàn hành hương về Đất Thánh, bảo vệ dân cư và trở nên rất cần thiết cho các vương triều phương Tây cũng như đóng vai trò quan trọng trong xã hội châu Âu thời kỳ đó.
  • Hiệp sỹ dòng Đền (hay Hiệp sỹ Đền thờTiếng Pháp: Ordre du Temple) do các hiệp sỹ Pháp thành lập đầu thế kỷ 12. Họ sống chung với nhau trong các khu nhà hoặc cộng đồng riêng và tôn chỉ là 3 lời thề tu sỹ: nghèo khó, thanh khiết và phục tùng. Họ tự ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Công quốc Jerusalem, đảm bảo sự an toàn cho các tuyến đường nối tây Âu với các Công quốc Thập tự quân. Các Hiệp sỹ Đền thờ cũng đảm nhận việc vận chuyển, bảo vệ tiền bạc rất cần thiết cho những cuộc thập tự chinh diễn ra liên tục và do vậy trở thành thể chế ngân hàng quan trọng nhất của thời đại[22]. Năm 1321, các hoạt động của Hiệp sỹ Đền thờ bị Giáo hoàng ra lệnh cấm.
  • Hiệp sỹ Cứu tế Thánh Gioan hay gọi ngắn gọn là Hiệp sỹ Cứu tế (Anh ngữ:Knights Hospitaller): do các hiệp sỹ ởJerusalem thành lập vào khoảng năm 1103. Tuy quân số không đông bằng Hiệp sỹ Đền thờ nhưng họ đã giữ vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ Công quốc Jerusalem trong suốt thời gian xảy ra những cuộc Thập tự chinh. Năm1291, sau khi thành Acre thất thủ, tổng hành dinh của Hiệp sỹ Cứu tế dời đến Cyprus rồi sau đó đến đảo Rhodes và cuối cùng là đảo Malta. Cùng với các hiệp sỹ ở Malta, họ cai trị hòn đảo này cho đến năm 1798 khi Napoléon Bonapartechiếm Malta trên con đường chinh phục Ai Cập. Các hiệp sỹ trở thành Giai cấp tối cao (sovereign order) ở Malta và còn tồn tại đến ngày nay như một nhóm chuyên làm các công việc bác ái.
  • Hiệp sĩ Giéc-man (tiếng Đức: Deutscher Orden): được thành lập vào khoảng năm 1190 ở Acre để bảo vệ các đoàn hành hương người Đức đến Palestine. Tổng hành dinh của họ sau được dời đến Venezia, rồi Transynvania[23] năm1211 và cuối cùng là đến Phổ năm 1299. Các Hiệp sỹ Giécman đã trở thành đội quân tiên phong của Đức mở rộng lãnh thổ về phía đông và chiếm được một vùng đất dọc theo biển Baltic. Năm 1525, trong phong trào cải cách tôn giáo ởchâu ÂuAlbert thành Brandenburg, một đại địa chủ theo học thuyết của Martin Luther đã nắm quyền kiểm soát ở đây và giải trừ quyền hành của tầng lớp Hiệp sỹ Giécman.

Dấu ấn của Thập tự chinh[sửa | sửa mã nguồn]

Hai lực lượng chính đối đầu nhau trong những cuộc thập tự chinh là những người Kitô giáo và Hồi giáo có quan điểm đánh giá rất khác nhau về những cuộc Thập tự chinh. Đối với phương Tây, Thập tự chinh là những cuộc viễn chinh mạo hiểm nhưng anh hùng, những người tham gia thập tự chinh, dù rất nhiều trong số họ đã bỏ mình nơi chiến địa được xem là tiêu biểu cho sự dũng cảm và tinh thần hiệp sỹ. Richard tim Sư tử được xem là vị vua đắc thủ tất cả những đức tính của một hiệp sỹ kiểu mẫu - gan dạ, thiện chiến, phong độ uy nghi, ngay cả sự nhạy bén để soạn những bài ca trữ tình của giới ca sĩ hát rong.[24]. Louis IX, vị vua đã băng hà trong cuộc Thập tự chinh ở Tunisia, với đức tính ngoan đạo, khổ hạnh cũng như công lý mà ông đem lại cho nền quân chủ Pháp thậm chí trong suốt cuộc đời mình, vua Louis đã được xem là bậc thánh.[25].Cao lớn, đẹp trai, lịch thiệp và quả cảm, vua Friedrich I Barbarossa, cũng giống như vị vua trước đó là Charlemagne, đã giành được vị trí lâu dài trong ký ức và huyền thoại của thần dân.[26]. Godfrey xứ Bouillon, với chiến công cùng với một nhóm hiệp sỹ của mình là những người đầu tiên vượt qua tường thành để xâm nhập Jerusalem và chiếm lại Đất Thánhtrong cuộc vây hãm ở Thập tự chinh thứ nhất đã trở thành huyền thoại. Ông được người châu Âu thời ấy xếp vào một trong số Chín biểu tượng của tinh thần hiệp sỹ trong mọi thời đại, được ca ngợi trong những bản trường ca, một thể loại vốn phổ biến ở Pháp thời trung cổ. Cuộc tấn công Antioch cũng là chủ đề của bản Trường ca Antioch dài hơn 9.000 câu thơ. Những bài hát của ca sĩ hát rong ở khắp châu Âu ca ngợi những thủ lĩnh, những hiệp sỹ thập tự chinh và những mối tình lãng mạn của họ.
Dấu ấn lịch sử của Thập tự chinh trong thế giới Hồi giáo không đậm nét bằng ở phương Tây mặc dù những vị vua Hồi giáochống lại người Kitô giáo như Nur ad-Din,...đặc biệt là Saladin cũng rất được ngưỡng mộ và kính trọng. Đối với người Hồi giáo, Thập tự chinh là những sự kiện đầy tàn bạo và dã man và những cuộc chiến đấu của họ chống lại Thập tự quân được gọi là Thánh chiến.

Ảnh hưởng của Thập tự chinh[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù các cuộc Thập tự chinh không tạo ra sự hiện diện thường xuyên và vững chắc của phương Tây tại Tiểu Á nhưng sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông và phương Tây đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai nền văn hóa này.
  • Kỹ thuật quân sự: sau những cuộc Thập tự chinh đầu tiên, Thập tự quân đã phải tiến hành các chiến dịch phòng thủ quy mô lớn ở những tiền đồn xa xôi và điều này khiến cho kỹ thuật phòng vệ, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng lâu đài phát triển. Các lâu đài có thiết kế công sự tháp treo để thuận lợi cho việc bắn vũ khí, ném gỗđá, dầu... vào những người tấn công; lối vào lâu đài được bố trí các góc, tường ngăn không cho đối phương công phá trực tiếp. Các lâu đài Hồi giáocũng có bước phát triển tương tự. Cùng với kỹ thuật phòng thủ, các phương tiện công thành như máy bắn đámáy phá thành bằng những khúc gỗ lớn...trở nên tinh vi và hiệu quả hơn; các kỹ thuật đào đất, đặt chất nổ...cũng có bước phát triển.
  • Kinh tế: mặc dù không có số liệu thống kê tin cậy về thu nhập cũng như phí tổn của các cuộc Thập tự chinh nhưng chắc chắn rằng chúng rất tốn kém, đặc biệt là đối với phương Tây do họ phải tiến hành viễn chinh. Chiến tranh đã làm cạn kiệt dần nguồn lực của phương Tây dẫn đến phải áp dụng thuế ở mức độ cao. Để tài trợ cho Thập tự chinh thứ ba, năm1188, với sự cho phép của Giáo hoàng, các vương công đã đánh thuế trực thu 10% trên thu nhập của tất cả tu sỹ và người dân có thu nhập gọi là Thuế thập phân SaladinThuế cũng kéo theo sự phát triển của các kỹ thuật quản lý, thu thuế, chuyển tiền...Mặt khác, Thập tự chinh kích thích thương mại giữa phương Đông và phương Tây: các sản phẩm như đường, gia vị,... từ phương Đông được buôn bán rất mạnh; các mặt hàng xa xỉ như vải lụa...cũng được phát triển sản xuất ngay tại châu Âu.
  • Các cuộc thăm dò: Thập tự chinh đã kích thích những cuộc thăm dò của người phương Tây đến những nền văn hóaphương Đông. Khởi phát là các công quốc có Thập tự quân, các tu sỹ rồi đến thương gia; họ đã thâm nhập sâu vào lục địa châu Á và đầu thế kỷ 13 đã đến Trung Hoa. Những chuyến đi của họ, đặc biệt là của Marco Polo đã cung cấp chochâu Âu nguồn thông tin đa dạng và quý báu về Đông Á, tạo tiền đề cho những nhà hàng hải tìm kiếm các lộ trình mới để buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ 15 và thế kỷ 16. Khát vọng thăm dò, chiếm đoạt các nền văn hóa khác, và mở rộng Kitô giáo là một phần mà các cuộc Thập tự chinh đã truyền cảm hứng cho chủ nghĩa đế quốc sau này.[27].
  • Chính trị:
  • Văn hóa:

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă Riley-Smith, Jonathan. The Oxford History of the Crusades New York: Oxford University Press, 1999. ISBN 0-19-285364-3.
  2. ^ Riley-Smith, Jonathan. The First Crusaders, 1095–1131Cambridge University Press, 1998. ISBN 0-521-64603-0.
  3. ^ Như lãnh thổ Hồi giáo ở Al-AndalusIfriqiya, và Ai Cập, cũng như ở Đông Âu
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CathEnc
  5. ^ e.g. the Albigensian Crusade, the Aragonese Crusade, the Reconquista, and the Northern Crusades.
  6. ^ Halsall, Paul (December năm 1997). “Philip de Novare:Les Gestes des Ciprois, The Crusade of Frederick II, 1228–29”Medieval Sourcebook. Fordham University. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.—"Gregory IX had in fact excommunicated Frederick before he left Sicily the second time"
  7. ^ The Gospel in All Lands By Methodist Episcopal Church Missionary Society, Missionary Society, Methodist Episcopal Church, pg. 262
  8. a ă Mortimer Chambers,...; Tr. 314.
  9. a ă Mortimer Chambers,...; Tr. 315.
  10. ^ Dorylaeum: một thành phố cổ thuộc Tiểu Á, phế tích của nó ở gần thành phố Eskisehir ngày nay.
  11. ^ Antioch: một thành phố cổ ở địa điểm nay là thành phố Antakya, Thổ nhĩ kỳ.
  12. ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 317.
  13. ^ Edessa: thành phố cổ phía nam Thổ nhĩ kỳ, ở vị trí nay là Sanliurfa (Urfa)
  14. ^ Acre: một thành phố cảng nằm ven vịnh Haifa, Israel.
  15. ^ Dịch giả: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hằng, Trần Văn La. Lịch sử thế giới trung đại. Trang 54. Nhà xuất bản giáo dục.2006.
  16. ^ Zara: một thành phố thuộc Croatia ngày nay, nằm ven biển Adriatic.
  17. ^ Mortimer Chambers,..; Tr. 321.
  18. ^ Damietta: thành phố cảng ở Ai Cập, cách Cairo 200 km về phía bắc.
  19. ^ Pelagus: tên thật là Pelagio Galvani (? - 1230), Hồng y người Tây Ban Nha.
  20. ^ Có tài liệu không coi đây là một cuộc Thập tự chinh riêng rẽ mà ghép nó vào cuộc Thập tự chinh thứ năm
  21. ^ Mansoura hay El Mansurah: một thành phố trong vùng châu thổ sông Nin, cách Cairo 120 km về phía đông bắc.
  22. ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 321.
  23. ^ Transynvania: một vùng đất trong lịch sử bao gồm lãnh thổ miền Trung Tây Romania ngày nay.
  24. ^ Mortimer Chambers,...; Tr.348.
  25. ^ Mortimer Chambers,...; Tr.354.
  26. ^ Mortimer Chambers,...; Tr.357.
  27. ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 323.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mortinmer Chambers, Barbara Hanawalt, David Herlihy, Theodore Rabb K., Isser Woloch, Raymond Grew - Lịch sử văn minh phương Tây, NXB Văn hóa - Thông tin (2004)
  • Atwood, Christopher P. (2004). The Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire. Facts on File, Inc. ISBN 0-8160-4671-9.
  • Erdmann, CarlThe Origin of the Idea of Crusade, trans. M. W. Baldwin & Walter Goffart, in English (Princeton, 1977). Original work in German, Die Enstehung des Kreuzzugsgedanken, Forschungen zur Kirchen- und Geistesgeschichte 6 (Stuttgart, 1935).
  • The Encyclopedia of World History. 2001
  • The Crusades

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

jdfjds d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét